I. Định nghĩa:
Hen phế quản là bệnh viêm mạn tính đường thở, với sự tham gia của nhiều loại tb và thành phần tb, làm tăng tính phản ứng phế quản, gây nên tình trạng co thắt, phù nề, tăng xuất tiết phế quản, làm tắc nghẽn phế quản, hạn chế luồng khí đường thở, biểu hiện lâm sàng bằng cơn khó thở chủ yếu là khó thở ra, khò khè, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần, thường xảy ra vào ban đêm và sáng sớm, có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc .
II. Chẩn đoán xác định:
l Chẩn đoán HPQ ở trẻ em khác người lớn vì trẻ em triệu chứng lâm sàng rất quan trọng.
l Phân nhóm hen và mức độ nặng của hen ở trẻ em khác người lớn.
l Ở phần lớn trẻ em, hen có thể khỏi hoặc cải thiện triệu chứng theo thời gian.
l Chẩn đoán hen ở trẻ nhỏ chủ yếu dựa vào triệu chứng khò khè: tái đi tái lại hoặc mãn tính mà không có các nguyên nhân gây khò khè khác.
l Khò khè trong hen thường kèm theo ho, khó thở.
1. lâm sàng: nghĩ đến hen nếu trẻ có những dấu hiệu :
- Ho: xuất tiết nhiều đờm dãi
- Khò khè: khi thở ra
- Khó thở: chủ yếu thì thở ra, thở ra kéo dài. Trường hợp nhẹ, khó thở xuất hiện khi gắng sức, khi ho, khi cười, thay đổi cảm xúc
- Nặng ngực: thường phát hiện ở trẻ lớn
Các dấu hiệu trên có đặc điểm:
Tái đi tái lại nhiều lần
Thường nặng hơn về đêm và sáng sớm
Hoặc khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ khởi phát hen ( bụi, khói, lông súc vật, phấn hoa, thay đổi thời tiết)
- Nghe phổi có nhiều rale rít, rale ngáy , nghe thấy rale ẩm khi bội nhiễm, RRPN giảm,
2. tiền sử:
- Gia đình: yếu tố gia đình góp phần quan trọng trong chẩn đoán hen
- Bản thân:
o Tiền sử mắc hen hoặc các bệnh dị ứng khác ( chàm thể tạng, viêm mũi dị ứng, nổi mề đay,viêm kết mạc dị ứng . ..)
o Tiền sử tiếp xúc vói dị nguyên ( bụi, khói, phấn hoa, lông súc vật, thức ăn, thuốc .. ..)
o yếu tố cơ địa: béo phì, sdd, đẻ non. ..
o Trẻ bị các bệnh nkhh tái phát nhiều lần: viêm amidan, VA, viêm xoang, viêm phế quản
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Đăng nhận xét