A.   Định nghĩa
-         Táo bón là sự giảm tần suất bài xuất phân bình thường, kèm theo khó và đau khi bài xuất do phân rắn hoặc quá to.
-         Trẻ em được xác định là táo bón khi tần suất bài xuất phân:
+       Trẻ sơ sinh dưới 2 lần ỉa/ngày.
+       Trẻ bú mẹ dưới 3 lần ỉa/tuần (>2 ngày/lần).
+       Trẻ lớn dưới 2 lần ỉa/tuần > 3 ngày/lần).

-         Táo bón có thể xảy ra cấp tính trong vài ngày hoặc kéo dài vài tuần, vài tháng hoặc tái phát nhiều đợt.

Táo bón ở trẻ em
A.   Nguyên nhân thực thể: chiếm 5-10%
1.     Nguyên nhân đại - trực tràng
-         Bệnh phình to đại tràng
+       Chậm phân su, tắc ruột thấp, viêm tiểu – đại tràng, thủng ruột, nhiễm khuẩn huyết.
-         Bệnh giả tắc ruột mãn tính
+       Táo bón mạn tính kèm triệu chứng giả tắc ruột.
-         Hẹp đại tràng: sẹo viêm ruột đại tràng loét hoại tử (bệnh Crohn), u bụng chèn ép từ ngoài vào
-         Hẹp trực tràng hậu môn bẩm sinh
-         Trực tràng đổ ra trước
-         Sẹo dính các dị tật hậu môn trực tràng
2.     Nguyên nhân thần kinh
-         Kém hoặc tổn thương vùng cùng cụt: ảnh hưởng đến đuôi ngựa đám rối thần kinh ở cùng cụt.
-         Thoát vị màng não tuỷ - chèn ép tuỷ
-         Bệnh não bẩm sinh, bại não (mất cân bằng chế độ ăn, giảm trương lực cơ bụng khi đi ngoài)
-         Bệnh cơ vân (Teo cơ Duchene): tổn thương cơ vân làm giảm động tác rặn
-         Nghiên cứu mới phát hiện ra tổn thương cả cơ ở đường tiêu hoá gây táo bón ở trẻ em
3.     Nguyên nhân toàn thân
-         Suy giáp trạng bẩm sinh: giảm vận động tiêu hoá gây táo bón => cần phát hiện sớm
-         Giảm K+ máu, tăng Ca2+máu làm giảm co bóp cơ
-         Giảm trương lực thành bụng: táo bón, chướng bụng, cân nặng giảm.
B.   Nguyên nhân cơ năng: đã loại trừ nguyên nhân thực thể về giải phẫu, tổ chức sinh hóa học, chỉ có chức năng ống tiêu hóa chưa hoàn thiện.
1.     Yếu tố ảnh hưởng đến chức năng trong táo bón cơ năng:
a)    Chưa hoàn thiện cơ chế bài xuất phân:
-          Chưa hoàn thiện quá trình myelin hoá sợi thần kinh tuỷ sống và vùng cùng cụt, chưa kiểm soát được phản xạ bài xuất phân.
-          Các cơ thẳng bụng và đường trắng giữa chưa phát triển và khép kín
-          Dưới 4-5 tuổi khó điều khiển phối hợp các động tác tăng áp lực trong ổ bụng (nhịn thở vào, đậy nắp sụn thanh thiệt, co các cơ liên đốt sống, cơ liên sườn, cơ thành bụng).
b)    Yếu tố tâm lý
-         Cho rằng phân là bẩn thỉu, giáo dục về sạch sẽ quá sớm có thể dẫn đến tác dụng ngược lại và thụ động
-         Các yếu tố tâm lý, biến cố gia đình: có em bé, xa cha mẹ, học hành kém ở trường…
-         Đi ngoài dễ dàng là thông tin có thể được thưởng hay bị phạt.
-         Điều kiện sống - vệ sinh: ở nhà bẩn, nhà vệ sinh xa, tối.
c)     Yếu tố dinh dưỡng
-         Sự vận động ruột ảnh hưởng rõ rệt bởi nguồn gốc thức ăn và tập quán ăn uống.
-         Uống ít nước.
-         Chế độ ăn mất cân bằng: quá nhiều đạm, tinh bột.
-         Thiếu hoặc tỷ lệ không đủ các sợi xơ tiêu hoá được và không tiêu hoá được.
-         Thay đổi tập quán ăn uống và cuộc sống thành thị => ăn đơn điệu, dùng các sản phẩm công nghiệp, ăn ít hoa quả và rau tươi…
2.     Táo bón cơ năng ở trẻ em theo tuổi
a)    Trẻ sơ sinh:
-         Nút phân su
-         Sai lầm chế độ nuôi dưỡng: pha sữa quá đặc, dùng quá nhiều tinh bột
-         Viêm quanh hậu môn, nứt hậu môn
-         Trẻ bú mẹ: Giảm khối lượng và số lần bài xuất phân, liên quan đến giảm khối lượng chất chứa đựng trong lòng ruột
-         Toàn thân bình thường, không chướng bụng hoặc đau bụng
b)    Trẻ bú mẹ:
-         Sai lầm chế độ ăn: Thiếu nước, ăn sữa bò quá sớm.
-         Thương tổn quanh hậu môn, viêm, nấm, nứt hậu môn.
-         Lạm dụng thuốc kích thích ỉa: Thụt, các thuốc đặt, nhiệt kế kích thích hậu môn
c)     Trẻ 18 tháng - 3tuổi
-         Phản xạ tự chủ bài xuất phân bị ảnh hưởng sau những nguyên nhân khởi phát gây đau khi đi ngoài
-         Trẻ ngừng chơi, biểu hiện nhu cầu cần ỉa; khi ỉa khóc, từ chối ngồi bô, chỉ ỉa đứng hoặc ỉa trong bỉm,từ chối dùng thuốc đặt hậu môn hoặc thụt => phát hiện các vết nứt hậu môn
-         Táo bón có thể đi kèm hội chứng đại tràng kích thích xen kẽ giữa táo bón và tiêu chảy mãn tính. Đôi khi phân nhỏ rắn, phối hợp với đau bụng.
d)    Trẻ lớn
-         Thường gặp ở 2 thời điểm
+       Bắt đầu đi học mẫu giáo:
·        Trẻ tự sử dụng toa lét
·        Sợ đi ngoài do không thoải mái, sợ không xin phép cô => nhịn đi ngoài
+       Trẻ tuổi học đường:
·       Các phương tiện giải trí làm trẻ mê mải
·       Sợ bẩn, sợ ma => nhịn ỉa => ứ đọng phân và táo bón kéo dài
3.     Do dùng thuốc
-         Dễ nhận biết khi trẻ dùng thuốc: Thường sốt, giảm ăn, uống nước.
-         Thường do các thuốc:
+       Thuốc ho chứa codeine
+       Chế phẩm chứa nhôm
+       Thuốc cầm ỉa: Opizoic
+       Thuốc làm đặc phân: Pectine Caroube

+       Cholestiramine , thuốc lợi tiểu, Atropin

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
Cùng Học Y © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top