A. Định nghĩa
- Đau bụng cấp tính là một chẩn đoán cấp cứu , xảy ra đột ngột tức thời, ảnh hưởng cấp tính đến hoạt động của trẻ, thường phối hợp với các triệu chứng của một nguyên nhân nội hay ngoại khoa.
Đau bụng cấp ở trẻ em |
B. Nguyên nhân ngoại khoa
- Viêm ruột thừa:
+ LS:
· Đau HCP, RLTH
· Sốt nhẹ
· Khám bụng: ấn đau HCP, cảm ứng phúc mạc
+ CLS: BC ĐNTT tăng cao; SÂ, CLVT
+ Chẩn đoán: thường khó đặc biệt trẻ < 2 tuổi => thường muộn, khi đã viêm phúc mạc
- Lồng ruột cấp:
+ Trẻ 6-18 tháng:
· Bỏ bú, nôn, cơn khóc thét
· Khám bụng: khối lồng; thăm hậu môn: trực tràng rỗng, hoặc phân có máu, hoặc thấy khối lồng
· Muộn: tắc ruột; nhiễm trùng, nhiễm độc; khó thấy khối lồng.
+ Trẻ lớn:
· Thường thứ phát do hạch mạc treo to, khối u,…
· Biểu hiện: tắc ruột
+ Chẩn đoán: chụp đại tràng bơm hơi tháo lồng; SÂ tìm khối lồng
- Thoát vị bẹn nghẹt
+ Đau bụng, nôn
+ Khám vùng bẹn bìu, lỗ ống bẹn
- Các nguyên nhân gây tắc ruột, bán tắc ruột cấp: thường gặp do giun, túi thừa Meckel, bã thức ăn...
+ Đau bụng, nôn, bí trung đại tiện
+ Khám: bụng trướng, quai ruột nổi, dấu hiệu rắn bò
- Các nguyên nhân khác :
+ Viêm loét túi thừa Meckel
+ Trẻ gái : u nang buồng trứng xoắn, teratome xoắn, túi máu tử cung do không thủng màng trinh
+ Xoắn tinh hoàn: đau vùng bẹn bìu, tinh hoàn to dần, rất đau.
+ Chạm thành bụng: tiền sử chấn thương => thủng tạng rỗng, xuất huyết nội tạng
+ VPM tiên phát hoặc thứ phát
C. Nguyên nhân nội khoa
1. Đau bụng có sốt
- Viêm dạ dày ruột cấp: TCC, nôn, phân lỏng hoặc máu
- Viêm phổi thùy dưới phải: sốt cao, ho, đau ngực; CTM: BC tăng cao, Xquang phổi.
- Viêm hạch mạc treo: sốt, NKHH cấp (ho, sổ mũi…)
- Nhiễm khuẩn đường tiểu
- Viêm gan virus
- Viêm họng cấp (viêm họng, đau)
- Viêm mao mạch dị ứng
2. Đau bụng không sốt
v Cần tìm biểu hiện RLTH, nôn, phân:
- Tiêu chảy, nôn => ngộ độc thức ăn
- Táo bón
v Không có biểu hiện RLTH:
- Đau bụng giun: thường gặp nhất
- Viêm dạ dày tá tràng cấp, mạn tính
- Loét dạ dày tá tràng: nội soi
- Sỏi mật, sỏi thận: SÂ
D. Chưa xác định được nguyên nhân nội - ngoại khoa
- Nhập viện để theo dõi
- Xác định quy luật, đặc điểm của đau bụng
- Khám bụng nhiều lần
- Không sử dụng thuốc giảm đau
- Làm các xét nghiệm sơ bộ: CTM, siêu âm, chụp bụng, nước tiểu
- Kết thúc theo dõi khi có thể phân loại được nguyên nhân.
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Đăng nhận xét