A.   Đại cương
-         Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước trên 3lần/ngày
-         Tiêu chảy cấp là tiêu chảy khởi đầu cấp tính kéo dài không quá 14 ngày, phân lỏng tóe nước
B.   Nguyên nhân TCC
1.     Nhiễm khuẩn: (4)
ü Virus: nguyên nhân hàng đầu
-         Rotavirus
+       Tác nhân chính gây tiêu chảy nặng ở trẻ < 2 tuổi.
+       1/3 trẻ < 2 tuổi ít nhất bị 1 đợt tiêu chảy do Rotavirus.
+       50-65% tiêu chảy cấp ở trẻ trong bệnh viện.
+       Sơ sinh nhiễm thường không có triệu chứng.
-         Các virus khác:
+       Adenovirus
·       Thường gây các triệu chứng hô hấp
·       Tùy typ huyết thanh có thể gây viêm dạ dày ruột
+       Astrovirus
+       Norwalk virus
+       Coronavirus ƒ
+       Calicivirus
ü Vi khuẩn: Thường gặp hơn ở mùa hè. Nguyên nhân thường gặp thứ 2 sau virus
-         E.coli:
+       E.coli sinh độc tố ruột (ETEC):  TC ở trẻ nhỏ các nước đang phát triển
+       E.coli gây bệnh (EPEC): TC mạn tính
+       E.coli xâm nhập (EITC): TC phân máu kèm sốt.
+       E.coli gây chảy máu ruột (EHEC): tiêu chảy phân máu, hội chứng tan máu urê máu cao
+       E.coli bám dính (EAEC): TC phân nước ở trẻ nhỏ, tiêu chảy kéo dài ở trẻ em và người lớn bị suy giảm miễn dịch.
-         Shigella: Thường gặp ở trẻ > 1 tuổi. 60% các đợt lỵ.
+       S.sonnei: nhẹ nhất, thường gặp ở các nước phát triển
+       S.flexneri: hội chứng  lỵ và tiêu chảy kéo dài ở các nước đang phát triển
+       S.dysenteriae typ 1: thường nặng nhất và gây các vụ dịch.
+       S.body
-         Campylobacter jejuni
+       Liên quan đến sự có mặt của gia súc gần nguồn nước.
+       Gây bệnh chủ yếu ở trẻ nhỏ.
+       Thường gây tiêu chảy phân nước, đôi khi biểu hiện hội chứng lỵ.
-         Salmonella không gây thương hàn
+       Nguồn lây chính: gia súc
+       Biểu hiện cấp tính: buồn nôn, sốt, tiêu chảy.
+       Trẻ em, người già là yếu tố nguy cơ.
-         Tả
+       Nhiều chủng gây tiêu chảy ở các nước đang phát triển, dễ gây dịch
+       Typ O1 và O139 gây tiêu chảy nặng, tử vong nếu không bù dịch kịp thời.
+       Phân nước, không màu và lởn vởn nhầy, thường kèm theo nôn.
-         Staphylococcus aureus
-         Clostridium difficile
ü Kí sinh trùng:
-         Entamoeba histolytica: xâm nhập liên bào đại tràng và hồi tràng gây các ổ ápxe nhỏ và loét.
-         Cryptosporidium:
+       Thường không có triệu chứng, gặp ở trẻ em các nước đang phát triển.
+       Nặng và kéo dài ở trẻ suy dinh dưỡng, người suy giảm miễn dịch.
-         Giardia intestinalis
ü Nấm: Hiếm gặp ở trẻ em
-         Candida albicans
-         Aspergillus
2.     Không nhiễm khuẩn:
ü Do chế độ ăn
-         Chế độ ăn không thích hợp:
+       Ăn quá nhiều
+       Ăn các thức ăn khó tiêu hóa
-         Đột ngột thay đổi chế độ ăn, thay đổi chế độ ăn cho trẻ độ tuổi ăn dặm(ăn quá sớm…)
-         Tiên phát: sau sinh khoảng 3 tháng
-         Thứ phát: nhiễm khuẩn ruột => tổn thương và tăng tính thấm biểu mô ruột => protein trọng lượng phân tử lớn vào máu=> dị ứng
-         Thức ăn gây dị ứng: Protein sữa bò, trứng, thịt, cá …
ü Không dung nạp thức ăn
3.     Tiêu chảy triệu chứng
-         1 triệu chứng của bệnh chính, không liên quan đến đường tiêu hóa.
+       Nhiễm khuẩn hô hấp
+       Nhiễm khuẩn tiết niệu…
-         Thường nhẹ, khỏi khi điều trị khỏi bệnh chính.
-         Trẻ càng nhỏ càng dễ bị tiêu chảy triệu chứng.
C.   Các yếu tố thuận lợi gây tiêu chảy:
1.     Yếu tố vật chủ làm tăng tính cảm thụ với tiêu chảy:
-         Tuổi: < 2 tuổi (6-11 tháng), (do: giảm kháng thể thụ động từ mẹ, chưa có miễn dịch chủ động, ô nhiễm thức ăn, tiếp xúc mầm bệnh khi bò...)
-         Suy dinh dưỡng
-         Suy giảm miễn dịch: sau sởi, AIDS…
2.     Tính chất mùa
-         Ôn đối
+       Vi khuẩn: mùa nóng
+       Virus: mùa đông
-         Nhiệt đới:
+       Vi khuẩn: mùa mưa, nóng
+       Virus: mùa khô, lạnh
3.     Tập quán làm tăng nguy cơ tiêu chảy
-         Bú chai
-         Để thức ăn đã nấu chín lâu ở nhiệt độ phòng
-         Nước uống bị nhiễm bẩn
-         Không rửa tay sau khi đi vệ sinh, dọn phân, giặt rửa cho trẻ hoặc trước chuẩn bị thức ăn
-         Không xử lý phân hợp lý.

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
Cùng Học Y © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top