Mục tiêu học tập
1. Phân biệt được sinh đôi đồng hợp tử và sinh đôi dị hợp tử.
2. Phân tích được các nguy cơ cao cho thai nhi và thai phụ đẻ sinh đôi.
3. Khám và phát hiện được một trường hợp sinh đôi.
4. Theo dõi và xử trí được một trường hợp sinh đôi.

1. ĐỊNH NGHĨA
Sinh đôi (Song thai) là sự phát triển đồng thời hai thai trong lòng tử cung người mẹ. Sinh đôi chiếm tỷ lệ khoảng 1- 1,5% tổng số các trường hợp đẻ (1/80 trường hợp). Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ này có xu hướng tăng lên cùng với sự phát triển của các phương tiện hỗ trợ sinh sản mới. Cũng như các trường hợp đa thai khác, sinh đôi là một thai nghén có nguy cơ bệnh lý và tử vong chu sản cao. Đặc điểm "nguy cơ cao" xảy ra ngay cả trong thời kỳ mang thai cũng như trong chuyển dạ đẻ.

2. PHÂN LOẠI
Dựa vào nguồn gốc phát sinh có hai loại sinh đôi:
2.1. Sinh đôi hai noãn (sinh đôi dị hợp tử)
- Sinh đôi hai noãn thường gặp hơn sinh đôi một noãn, tỷ lệ khoảng 65% - 70% tổng số sinh đôi. Nguyên nhân có thể do yếu tố dân tộc, di truyền, gia đình, con rạ đẻ nhiều lần, ngày nay do sử dụng các thuốc ngừa thai, thuốc kích thích rụng trứng trong hỗ trợ sinh sản nên tỷ lệ sinh sinh đôi tăng lên.
- Nguồn gốc: Sinh đôi hai noãn còn gọi là sinh đôi dị hợp tử. Là kết quả của sự thụ tinh giữa hai tiểu noãn với hai tinh trùng riêng biệt để trở thành hai trứng. Do nguồn gốc phát sinh khác nhau, trẻ có thể khác giới hay cùng giới. Hai thai dù cùng giới nhưng không hoàn toàn giống nhau như trong sinh đôi một noãn
- Bánh rau: Hai bánh nhau riêng biệt hay đôi khi nằm gần với nhau nhưng hệ tuần hoàn riêng biệt và không lưu thông, hai nội sản mạc , hai trung sản mạc, ngoại sản mạc có thể chung cho cả hai  buồng ối hoặc riêng biệt.
Đọc thêm »

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
Cùng Học Y © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top