A.   Đại cương
-         Tiêu chảy cấp là tiêu chảy khởi đầu cấp tính kéo dài không quá 14 ngày, phân lỏng tóe nước.
-         Tiêu chảy cấp mất nước mức độ A là trường hợp tiêu chảy chưa có biểu hiện mất nước trên lâm sàng, trẻ cần được đề phòng các dấu hiệu mất nước xuất hiện, bằng cách điều trị tại nhà theo phác đồ A.
B.   Điều trị
1.     Bồi phụ nước điện giải
-         Cho trẻ uống nước và điện giải nhiều hơn bình thường
-         Các dung dịch có thể dùng:
+       Dung dịch pha chế tại nhà: nước cháo muối, nước gạo rang,...
+       Oresol: loại có áp lực thẩm thấu thấp
-         Lượng dịch uống sau mỗi lần tiêu chảy:
+       < 2 tuổi: 50ml
+       2-10 tuổi: 100-200ml
+       10 tuổi: uống đến khi hết khát
2.     Dinh dưỡng
-         Đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
-         Trẻ bú mẹ: Tiếp tục cho bú mẹ.
-         Trẻ ăn nhân tạo: uống sữa không lactose khi có biểu hiện không dung nạp lactose.
-         Trẻ đã ăn bổ sung:
+       Tiếp tục cho trẻ ăn như bình thường.
+       Không bắt trẻ kiêng khem
+       Tránh thức ăn có năng lượng, protein, điện giải thấp và nhiều carbonhydrat.
-         Khi trẻ khỏi: cho trẻ ăn thêm 1 bữa/ngày trong 2 tuần.
3.     Thuốc
-         Probiotics
-         Kẽm:  
+       Trẻ ≤ 6 tháng: 10mg/ngày
+       Trẻ > 6 tháng: 20mg/ngày
4.     Không được dùng thuốc chống nôn và cầm ỉa:
-         Thuốc phiện, Imodium làm giảm nhu động ruột, không có tác dụng điều trị bệnh mà còn có thể gây tai biến.
-         Các thuốc chống tiêu chảy (smecta…): ít tác dụng.
5.     Hướng dẫn các dấu hiệu cần cho trẻ đến khám lại:
-         Sốt
-         Ăn, uống kém.
-         Khát nhiều.
-         Nôn nhiều.
-         Có máu trong phân.

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
Cùng Học Y © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top