·   Bệnh nguyên
-  Gây bệnh thực nghiệm: cắt tụy hoặc làm tổn thương tế bào beta đảo tụy bằng cách tiêm alloxan đều gây được bệnh. Trên lâm sàng cũng thấy: những bệnh nhân tiểu đường, loại có tổn thương tế bào beta, thì lượng insulin máu giảm và điều trị bằng insulin có hiệu quả.
-  Cơ chế phát bệnh:
+  Cơ chế miễn dịch gây bệnh theo nhiều cơ chế, đã được chứng minh:
ü Trong thực nghiệm: dòng chuột cống BB và dòng chuột nhắt NOD tự phát sinh bệnh ở 1 tuổi nhất định với những bằng chứng tự miễn do 1 dòng T, nếu loại bỏ dòng TB này, con vật không mắc bệnh nữa. Chuột NOD khi còn non chưa phát bệnh nhưng nếu nhận TB T từ chuột đã phát bệnh thì mắc bệnh sớm hơn thường lệ.
ü Ở người: đã phát hiện được kháng thể chống TB beta và/hoặc chống insulin và/hoặc chống thụ thể của insulin. Đã phát hiện được những TB T phản ứng sinh các kháng thể trên hoặc thâm nhiễm vào đảo tụy trực tiếp gây độc cho TB sản xuất insulin.
+  Ở người, đã phát hiện 1 số trường hợp tiểu đường týp I do nhiễm virus (quai bị, rubella) nhưng chưa rõ cơ chế cụ thể.
-  Bệnh nguyên:
+  Đây là bệnh di truyền, chiếm 0,2 - 0,5% số người trong quần thể, nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ mắc bệnh thì 8 - 10% con cái cũng mắc, nếu cả cha và mẹ mắc thì tới 40% số con mắc. Gen liên quan là HLA-DR3 và HLA-DR4, DQW8, còn gen kháng là HLA-DRW2, B7.
+  Tuổi xuất hiện khá sớm: dưới 20, nếu theo dõi tỉ mỉ có thể phát hiện bênh ở tuổi 11 hay 12 để điều trị sớm.
+  Bệnh nhân chỉ sống được nếu được tiêm đủ liều insulin, do vậy týp I còn được gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin.
·   Bệnh sinh
-  Nếu không được điều trị bằng insulin đủ liều lượng, diễn biến của bệnh thường nhanh với nhiều biến chứng nặng.
-  Cơ chế khởi đầu là glucose không được insulin hỗ trợ để qua được màng TB vào bên trong. Cũng do thiếu insulin, gan tăng cường thoái hóa glycogen và mỡ tăng huy động, cộng với giảm tổng hợp lipid dẫn đến hậu quả:
+  TB thiếu năng lượng, sự khuếch tán thụ động vào TB nhờ nồng độ cao glucose trong máu vẫn tỏ ra không đủ, do vậy gây cảm giác đói thường xuyên (ăn nhiều).
+  Nồng độ glucose tăng trong máu, làm tăng áp lực thẩm thấu ngoại bào, kéo nước trong TB ra gây cảm giác khát (uống nhiều).
+  Glucose máu cao gây quá ngưỡng thận, nước tiểu có đường gây đa niệu thẩm thấu (đái nhiều).
+  Lượng glucose mất theo nước tiểu thường rất lớn, cơ thể thiếu năng lượng phải huy động lipid và protid bù đắp, bệnh nhân gầy đi. Lipid bị huy động làm tăng lipid máu (các glycerid và acid béo). Gan tăng cường tạo các mẩu acetyl CoA, từ đó tạo thể cetonic đưa ra máu nhưng các TB không tiếp nhận được vì thiếu glucose để chuyển hóa chúng thành năng lượng. Sự ứ đọng trong máu của thể cetonic làm chúng xuất hiện trong nước tiểu, đồng thời là cơ chế chủ yếu gây toan máu. Sự ứ đọng các mẩu acetyl CoA làm các TB tăng tổng hợp cholesterol, đó là yếu tố nguy cơ gây xơ vữa mạch ở người tiểu đường.

+  Các rối loạn khác: thiếu insulin, protein kém tổng hợp mà tăng thoái hóa (cân bằng nitơ âm tính, người bệnh càng mau gầy và suy kiệt) đồng thời con đường pentose cũng ngừng trệ (do thiếu nguyên liệu ban đầu: G6P) khiến sự tổng hợp lipid chậm lại hoặc ngừng cũng góp phần làm gầy người bệnh.

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
Cùng Học Y © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top