A.   Định nghĩa:
-         Đau bụng mạn tính là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây nên.
-         Được xác định khi trẻ 4-16 tuổi có trên 3 cơn đau bụng một tháng và tái phát kéo dài trên 3 tháng, ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của trẻ.
B.   Nguyên nhân hay gặp: ( 5 nhóm )
1.     Nguyên nhân tiêu hóa, gan mật
-         Hội chứng ruột kích thích:
+       Thường gặp nhất, ở mọi lứa tuổi (≥ 4 tuổi)
+       Đau từng cơn phù hợp với những dấu hiệu rối loạn, tăng nhu động ruột + tiêu chảy, táo bón
+       Hoàn toàn không ảnh hưởng đến tình trạng toàn thân, phát triển thể chất.
-         Bệnh dạ dày tá tràng (viêm mạn tính, loét):
+       LS:
·        Đau bụng kéo dài liên quan tới bữa ăn, đau về đêm
·        Nôn
·        Xuất huyết tiêu hoá
·        Khó tiêu, ợ hơi, ợ chua
+       CLS: Nội soi, sinh thiết làm CLO test
-         Viêm thực quản:
+       Đau bụng vùng thượng vị + nóng rát sau xương ức
+       Chẩn đoán dựa vào nội soi thực quản dạ dày
-         Lồng ruột tái diễn:
+       Đau quặn bụng từng cơn tái phát
+       Đi ngoài phân máu từng đợt
+       Có thể sờ thấy búi lồng
+       Chẩn đoán bằng siêu âm, chụp bụng có bơm hơi
-         Bệnh ký sinh trùng đường ruột: Đau bụng giun, giun chui ống mật, nhiễm trùng đường mật sau giun chui ống mật, bán tắc ruột. Nhiễm Giardia.
-         Hội chứng bán tắc ruột:
+       Đau bụng từng cơn + nôn, nhu động rắn bò, khám có khối u ruột
+       Nguyên nhân: giun, bã thức ăn, polyp ruột
-         Viêm loét chảy máu túi thừa Meckel
+       Thường gặp ở lứa tuổi nhỏ dưới 3-5 tuổi
+       Đau bụng vùng quanh rốn từng cơn từng đợt + xuất huyết tiêu hoá từng đợt
+       Thiếu máu
+       Chẩn đoán xác định: chụp nhấp nháy phóng xạ Tc99
-         Các khối u lành hoặc ác tính trong ổ bụng: đau bụng do chèn ép, xoắn (u nang buồng trứng, hạch to)
-         Các bệnh mật, tuỵ:
+       Sỏi đường mật
+       Viêm tuỵ mãn tính
+       Giãn đường mật bẩm sinh (Kyste cholecloque)
+       Giãn hệ thống đường mật: bệnh Karoli, u nang giả tuỵ
-         Bệnh viêm mãn tính xuất hiện ở đại tràng:
+       Bệnh Crohn, viêm trực tràng đại tràng chảy máu
+       Hiếm gặp ở trẻ em
+       Đau bụng + tiêu chảy phân có máu kéo dài
+       Ảnh hưởng rõ rệt đến tình trạng toàn thân, viêm nhiễm
2.     Bệnh lý đường tiết niệu
-         Dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh: thận ứ nước, hội chứng đoạn nối bể thận niệu quản
-         NKTN thấp tái phát nhiều lần (trẻ gái)
-         Sỏi đường tiết niệu: cơn đau quặn thận, đái máu; chẩn đoán: X quang, siêu âm
3.     Liên quan tới bệnh phụ khoa:
-         Trẻ nữ tuổi dậy thì
-         Đau vùng hạ vị
-         Nguyên nhân: chu kỳ kinh sớm, không có lỗ màng trinh, u nang buồng trứng, bệnh viêm nhiễm đường sinh dục
-         Chẩn đoán bằng siêu âm
4.     Nguyên nhân tâm thần, rối loạn hành vi, đau tâm thể
-         90% đau bụng mạn tính ở trẻ lớn
-         Tỷ lệ cao nhất ở lứa tuổi 8-12 tuổi
-         Đặc điểm đau bụng:
+       Đau đơn độc, quanh rốn hoặc không xác định được vị trí
+       Thời gian đau: vài phút tới vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần
+       Giảm, hết đau khi không có một can thiệp thích đáng nào
+       Đau ảnh hưởng tới gia đình xã hội và bản thân trẻ.
-         Trẻ chịu đựng tốt, không có các dấu hiệu thực thể
-         Phát triển tinh thần, thể chất bình thường
-         Cần loại trừ các nguyên nhân thực thể đường tiêu hoá
-         Can thiệp bằng tâm lý liệu pháp đối với trẻ và gia đình
5.     Nguyên nhân khác
-         Bệnh lý thần kinh:
+       Nguyên nhân: U não, động kinh nội tạng
+       Đau bụng kèm: rối loạn tri giác, cơn vắng ý thức, cơn co giật ngắn…
+       Chẩn đoán: tiền sử gia đình, tính chất cơn giật, điện não đồ

-         Ngộ độc kéo dàinhư ngộ độc chì.

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
Cùng Học Y © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top