Mục tiêu học tập
         1. Liệt kê được các loại ngôi và mốc của ngôi thai.
         2. Trình bày được cách khám bốn thủ thuật.
         3. Tập hợp được các triệu chứng để chẩn đoán được ngôi - thế - kiểu thế của các loại ngôi thai.

         Vào thời điểm bắt đầu chuyển dạ, vị trí của thai nhi trong tử cung là yếu tố quan trọng trong tiên lượng cuộc đẻ. Gần đến ngày sinh hoặc trong khi chuyển dạ, thông thường thai nhi nằm dọc tử cung (chiều của thai), đầu xuống dưới (ngôi thai), chỏm cúi gập vào cổ (mức độ cúi của thai), chẩm nằm về phía trước trong tiểu khung (kiểu thế). Bốn thành tố: ngôi, chiều, độ cúi, thế và kiểu thế được sử dụng để mô tả tư thế của thai nhi so với người mẹ. Có khoảng 5% các trường hợp vị trí thai không theo hình thái thông thường và được gọi là ngôi thai bất thường. Ngôi thai bất thường đi kèm theo việc tăng nguy cơ cho cả mẹ và thai nhi.

1. ĐỊNH NGHĨA
1.1. Ngôi
1.1.1 Ngôi: là phần thai nhi trình diện trước eo trên trong khi có thai hoặc khi chuyển dạ.
         Có hai loại ngôi cơ bản sau:
         - Ngôi dọc:  khi trục dọc của thai nhi cùng trục với trục tử cung của người mẹ. Có hai loại ngôi dọc:
                  + Ngôi đầu: đầu thai nhi trình diện trước eo trên . Ngôi đầu được chia ra thành các loại: ngôi chỏm (chẩm), ngôi trán và ngôi mặt tuỳ thuộc vào mức độ cúi của đầu thai nhi.   
                  + Ngôi mông (ngôi ngược): mông thai nhi trình diện trước eo trên. Ngôi mông được chia thành: ngôi mông hoàn toàn hay còn gọi là ngôi mông đủ (khớp háng và gối gấp, mông trình diện), ngôi mông không hoàn toàn, còn gọi là ngôi mông thiếu (kiểu mông, kiểu đầu gối và kiểu chân).
         - Ngôi ngang: khi trục dọc của thai nhi vuông góc hoặc bắt chéo với trục tử cung của người mẹ.
         Ngoài ra còn có thể gặp ngôi phức hợp.
1.1.2 Mốc của ngôi: mỗi loại ngôi thai có một điểm mốc, dựa vào điểm mốc đó để phân biệt các loại ngôi thai.
Đọc thêm »

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
Cùng Học Y © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top