Mục tiêu học tập
1. Mô tả cấu tạo và hình thể một khung xương chậu nữ.
2. Kể ra được các đường kính của đại khung và tiểu khung.
3. Mô tả được chức năng sinh lý của đáy chậu nữ.

Khung chậu là bộ phận có liên quan nhiều nhất trong cơ chế đẻ, thai nhi từ tử cung đi ra ngoài phải đi qua một ống hình trụ cong do các xương tạo thành gọi là khung xương chậu.

1. CẤU TẠO VÀ HÌNH THỂ
Khung chậu được cấu tạo bởi 4 xương:
-  Phía trước và hai bên là 2 xương cánh chậu.
-  Phía sau ở trên là xương cùng và ở dưới là xương cụt.
Xương cánh chậu là 2 xương dẹt to, hình cánh quạt. Mặt trong có đường vô danh chia xương chậu ra làm 2 phần: Phần trên gọi là đại khung hay khung chậu lớn, phần dưới gọi là tiểu khung hay khung chậu nhỏ.
Xương cùng có 5 đốt, đốt trên cùng nhô cao gọi là mỏm nhô. Xương cùng có mặt trước lồi, mặt sau lõm và 2 bờ hai bên.
Xương cụt có từ 4 đến 6 đốt, cũng có các mặt như xương cùng.
Bốn xương của khung chậu được khớp với nhau bởi 4 khớp xương, phía trước là khớp mu, phía sau là khớp cùng - cụt, 2 bên là 2 khớp cùng - chậu. Đó là những khớp bán động cho nên các đường kính của khung chậu có thể thay đổi khi chuyển dạ.
Đọc thêm »

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
Cùng Học Y © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top