Mục tiêu học tập
1. Trình bày được sự thay đổi về nội tiết của người phụ nữ trong quá trình mang thai.
2.  Mô tả được sự thay đổi cơ bản về giải phẫu và sinh lý ở cơ quan sinh dục của thai phụ.
3.  Mô tả được sự thay đổi về giải phẫu và sinh lý ở các cơ quan khác của thai phụ.
       
1. THAY ĐỔI VỀ NỘI TIẾT
Trong khi mang thai cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi lớn về giải phẫu, sinh lý và sinh hoá. Những thay đổi này xảy ra rất sớm sau khi thụ tinh và kéo dài trong suốt thời kỳ thai nghén. Nguyên nhân của các sự thay đổi này là do thay đổi về nội tiết - thần kinh gây ra.       
Hai loại nội tiết tố thay đổi nhiều trong khi có thai là hCG (human Chorionic  Gonadotropin) và các Steroid.
1.1. hCG: là hormon hướng sinh dục rau thai, được tạo thành từ hai tiểu đơn vị ab. hCG được rau thai chế tiết rất sớm, trong những tuần đầu do cả hai loại đơn bào nuôi (tế bào Langhans) và hợp bào nuôi (syncytiotrophoblast), sau đó chủ  yếu bởi hợp bào nuôi. Có thể phát hiện hCG trong huyết tương hoặc nước tiểu của thai phụ vào ngày thứ 8 tới thứ 9 sau khi thụ tinh. Nồng độ hCG trong huyết tương của mẹ tăng gấp đôi sau mỗi 48 giờ và đạt đỉnh điểm vào khoảng ngày thứ 60 đến 70 của thai kỳ. Sau đó, nồng độ giảm dần tới điểm thấp nhất vào khoảng ngày thứ 100 đến 130  của thai kỳ. 
Đọc thêm »

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
Cùng Học Y © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top