Mục tiêu học tập
1. Kể ra các nguyên nhân gây đẻ non
2. Trình bày các  triệu chứng chẩn đoán doạ đẻ non, đẻ non
3.Trình bày các yếu tô tiên lượng và dự phòng doạ đẻ non
4. Trình bày cách xử trí doạ đẻ non, đẻ non

1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Định nghĩa
Theo tổ chức Y tế thế giới, đẻ non là một cuộc chuyển dạ xảy từ tuần 22 đến trước tuần thứ 37 của thai kỳ tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.
1.2. Tỷ lệ
          - Đẻ non có tỷ lệ từ  5% đến 15 % trong tổng số các cuộc đẻ.
          - Chủng tộc: da trắng 8,5%, da đen: 18,3%. (Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới, 1997)
- Tỷ lệ đẻ non ở Pháp vào 1972 là 8, 2% và 1981 còn 5, 6%.
- Tại Bệnh viện Trung ương Huế, tỷ lệ đẻ non là 7,8 % (1995)
1.3. Tầm quan trọng đối với cộng đồng
Đẻ non nguy hiểm cho trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong chu sản càng cao khi tuổi thai càng non. Đặc biệt, trẻ đẻ non có nguy cơ cao về di chứng thần kinh. Trước 32 tuần tỷ lệ di chứng là 1/3. Từ 32- 35 tuần tỷ lệ di chứng thần kinh là 1/5. Từ 35 đến 37 tuần tỷ lệ di chứng là 1/10.
Chăm sóc một trường hợp đẻ non rất tốn kém. Ngoài ra khi lớn lên trẻ còn có những di chứng về tâm thần kinh, là gánh nặng cho gia đình cũng như xã hội.
Mẹ bị đẻ non thì cũng dễ biến chứng sót rau, nhiễm khuẩn hậu sản.
Do đó đẻ non là một trong những vấn đề quan trọng đặt ra cho các thầy thuốc và xã hội.
Đọc thêm »

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
Cùng Học Y © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top