Mục tiêu học tập
1. Giải thích được sự thay đổi huyết học lúc có thai.
2. Kể được các tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu trong thời kỳ mang thai.
3. Thực hiện được điều trị dự phòng và điều trị thiếu máu tùy theo tuyến công tác.

1. MỞ ĐẦU
Thiếu máu trong thai nghén chiếm từ 10 - 15% thiếu máu nặng chiếm 1/5 trường hợp tổng số thiếu máu trong thai kỳ. Bệnh lý thiếu máu sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong mẹ và thai nhi (có thể suy thai, đẻ non...)

2. SỰ THAY ĐỔI HUYẾT HỌC LÚC MANG THAI
Trong cơ thể của sản phụ mang thai, luôn có sự tăng thể tích huyết tương biểu hiện ngay ở ba tháng đầu của thai kỳ, thường tăng trong khoảng từ 30 - 50% lúc cuối thời kỳ thai nghén). Thường có sự tăng nhiều thể tích huyết tương hơn là huyết cầu (đặc biệt là hồng cầu) dẫn đến sự giảm hematocrit, chính vì vậy không thể dựa vào yếu tố hematocrit để chẩn đoán tình trạng thiếu máu.
Chuyển hóa sắt cũng biến đổi trong lúc có thai và nhu cầu của nó thường tăng lên:
- Do tăng tạo hồng cầu.
- Do nhu cầu của thai, thay đổi từ 200 - 300 mg và tăng gấp đôi trong trường hợp song thai.
Việc không hành kinh trong lúc có thai cũng làm hạn chế sự tiêu thụ sắt. Ngoài ra, hấp thụ sắt khi có thai tăng từ 30 - 90% và tình trạng cần huy động sắt dự trữ của mẹ đã cho phép giữ được cân bằng cung cầu trong giai đoạn cuối của thai kỳ nếu không có tình trạng thiếu sắt trước khi có thai hay tiêu thụ sắt bất thường do đa thai hay tình trạng chảy máu trong thai kỳ. Hiện tượng mất máu trong lúc sổ rau hay cho con bú trong thời kỳ hậu sản còn làm tăng nhu cầu sử dụng sắt và chính các lần mang thai quá gần nhau sẽ không cho phép tái tạo lại kho dự trữ sắt của sản phụ.
Đọc thêm »

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
Cùng Học Y © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top