A.   Đại cương
-         Tiêu chảy cấp là tiêu chảy khởi đầu cấp tính kéo dài không quá 14 ngày, phân lỏng tóe nước.
-         Tiêu chảy cấp mất nước mức độ C là trường hợp tiêu chảy mất nước nặng, trẻ cần được bồi phụ dịch bằng đường tĩnh mạch. Nếu không kịp thời có thể tử vong.
B.   Điều trị
1.     Bồi phụ nước điện giải bằng đường tĩnh mạch
-         Yêu cầu: bù nhanh lượng nước đã mất đặc biệt khi có dấu hiệu sốc do giảm thể tích tuần hoàn
-         Dung dịch truyền:
+       Ringer lactat, Natriclorua 0,9%
+       Không dùng dung dịch đường đơn thuần
-         Số lượng:
+       Shock: 10-20ml/kg bơm thẳng tĩnh mạch sau đó đánh giá lại (mạch, huyết áp)
+       Không shock: truyền tĩnh mạch ngay 100ml/kg dung dịch Ringer Lactat (hoặc muối sinh lý)
Tuổi
Lúc đầu 30 ml/kg trong
Sau đó 70 mg/kg trong
< 12 tháng
1 giờ
5 giờ
Lớn hơn
30 phút
2 giờ 30 phút
-         Đánh giá dấu hiệu mất nước:
+       Cứ 1-2 giờ/lần: Nếu dấu hiệu mất nước không cải thiện à tăng tốc độ bù dịch.
+       Sau khi bù hết lượng dịch trên :
·        Nếu còn mất nước nặng à tiếp tục phác đồ C
·        Nếu hết mất nước nặng à chuyển phác đồ B hoặc A.
Trước khi thôi truyền cần chắc chắn có thể bù nước bằng đường uống.
+       Nếu có rối loạn điện giải và kiềm toan à chẩn đoán và điều trị phù hợp.
-         Khi trẻ có thể uống được: cho uống Oresol 5 ml/kg/giờ.
-         Nếu không thể truyền TM: bù dịch qua sonde dạ dày 20 ml/kg/giờ và chuyển trẻ đến nơi có thể truyền TM.
2.     Dinh dưỡng
-         Đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
-         Khi dấu hiệu mất nước đã bớt:
+       Trẻ bú mẹ: cho trẻ bú mẹ.
+       Trẻ ăn nhân tạo: uống sữa không lactose khi có biểu hiện không dung nạp lactose.
+       Trẻ đã ăn bổ sung:
·        Cho trẻ ăn dần các thức ăn và trở lại chế độ bình thường càng sớm càng tốt.
·        Không bắt trẻ kiêng khem
·        Tránh thức ăn có năng lượng, protein, điện giải thấp và nhiều carbonhydrat.
-         Khi trẻ khỏi: cho trẻ ăn thêm 1 bữa/ngày trong 2 tuần.
Ghi rõ nguồn: chiaseykhoa khi phát hành lại nội dung từ trang web này.
3.     Kháng sinh
-         Chỉ định trong một số trường hợp: tả nặng, phân nhày máu mũi, hoặc thấy ký sinh trùng như amip, giardia...
+       Tả nặng:
·        Tetracyclin 50 mg/kg/24h x 3 ngày.
·        Furazolidone
+       Lỵ trực khuẩn:
·        Bactrim 60 mg/kg/ngày ´ 5 ngày.
·        Acid nalidixic
+       Lỵ amip:
·        Metronidazole 30mg/kg/ngày x 5 ngày.
·        Hydroemetin
+       Giardia: Metronidazole
-         Ngừng khi nghi ngờ TCC do sử dụng KS kéo dài.
4.     Thuốc khác:
-         Probiotics
-         Kẽm:  
+       Trẻ ≤ 6 tháng: 10mg/ngày
+       Trẻ > 6 tháng: 20mg/ngày
5.     Điều trị một số triệu chứng khác:
-         Co giật: Cần tìm và điều trị theo nguyên nhân: hạ nhiệt khi sốt cao, chống rối loạn điện giải, hạ đường huyết...
-         Chướng bụng: đặt sonde hậu môn, cho uống KCl.
6.     Không được dùng thuốc chống nôn và cầm ỉa:
-         Thuốc phiện, Imodium làm giảm nhu động ruột, không có tác dụng điều trị bệnh mà còn có thể gây tai biến.
-         Các thuốc chống tiêu chảy (smecta…): ít tác dụng.


0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
Cùng Học Y © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top