Thuốc an thần kinh, trong đó một số có những đặc tính chống vận động rõ rệt ở đường tiêu hoá.

CÁC THUỐC TRONG NHÓM

METOCLOPRAMID ống tiêm 10mg/2mL; dung dịch uống giọt 260mg/100mL; viên nén bao 10 mg; viên đạn 10mg; 20 mg.

Metoclopramid viên nén bao 10mg.


Metoclopramide dạng tiêm 10mg/2mL.

Elitan ống tiêm 10mg/2mL.
Primperan dung dịch uống giọt 260mg/100mL.
Primperan viên nén bao 10 mg.

Primperan viên nén bao 10 mg.

Primperan viên đạn 10mg; 20 mg
Apo- Metoclop viên nén 10 mg
SULPIRID viên nén 200mg; nang 50mg; dung dịch uống 5mg/mL; dung dịch tiêm 100mg/2mL.

Sulpiride viên nén 50mg.

Dogmatil viên nén 200mg
Dogmatil nang 50mg.

Dogmatil nang 50mg.

Sulpiride nang 50mg.
Dogmatil dung dịch uống 5mg/mL.
Dogmatil dung dịch tiêm 100mg/2mL.
Maxdotyl nang 50mg.
Maxdotyl nang 50mg.

1. CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC.
  • Cân nhắc nguy cơ/lợi ích: Mức độ 3.

-U tế bào ưa crom:Cơn tăng huyết áp do sulfirid đã được mô tả, đòi hỏi phải kiểm tra sức khoẻ nghiêm ngặt.
  • Thận trọng: Mức độ 2.

-Động kinh: Có khả năng hạ ngưõng gây động kinh.
  • Cần theo dõi: Mức độ 1.

Thực phẩm - rượu: Benzamid có thể tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của rượu.

-Thời kỳ cho con bú: Metoclopramid qua được sữa mẹ.

-Suy tim/suy mạch vành: Đặc biệt, nguy cơ hạ huyết áp trong trường hợp bệnh tim mạch nặng.

-Suy thận: Vì các benzamid đào thải qua thận, cần giảm liều và kê đơn thành từng đợt điều trị gián đoạn, đối với người suy thận nặng.

-Người cao tuổi: Thận trọng, vì tính nhạy cảm với thuốc ở những người bệnh cao tuổi (an thần, hạ huyết áp).

2. TƯƠNG TÁC THUỐC.
  • Phối hợp nguy hiểm: Mức độ 4.

-Amiodaron; bretylium; disopyramid; flecainid hoặc thuốc tương tự; glycosid trợ tim; halofantrin; pentamidin; sotalol; vincamin.
Phân tích: Trong nhóm benzamid, sultoprid là thuốc duy nhất có thể có nguy cơ. Tất cả các thuốc giảm co cơ (làm chậm nhịp tim) có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp thất nhất là xoắn đỉnh, bởi các tính chất điện sinh lý cộng thêm vào của sultoprid.
Xử lý: Chống chỉ định và phải cấm phối hợp này.

-Bepridil.
Phân tích: Tăng nguy cơ xoắn đỉnh do tác dụng hiệp đồng. Hạ kali máu, nhịp tim chậm và khoảng QT dài có từ trước (chỉ biểu hiện trên điện tâm đồ) là những yếu tố có thể tạo thuận lợi cho xuất hiện xoắn đỉnh. Chỉ có sultoprid, thuốc duy nhất trong nhóm benzamid, do tính chất kéo dài khoảng QT, có thể dẫn đến rối loạn nhịp thất (xoắn đỉnh). Nguy cơ này phụ thuộc vào liều sultoprid.
Xử lý: Chống chỉ định và không được kê đơn phối hợp có tiềm năng gây tử vong này.

-Levodopa.
Phân tích: Phối hợp levodopa với một số thuốc có tác dụng đối kháng cường dopaminergic có thể dẫn đến những tác dụng đối kháng.
Xử lý: Chống chỉ định phối hợp này, trừ khi tìm kiếm một đối kháng dược lý, sự tìm kiếm này phải được thực hiện tại cơ sở chuyên khoa.

-Macrolid.
Phân tích: Trong nhóm macrolid, hiện nay chỉ mới biết duy nhất có erythromycin tiêm tĩnh mạch có thể gây xoắn đỉnh với thuốc duy nhất sultoprid trong nhóm benzamid.
Xử lý: Chống chỉ định và không được kê đơn phối hợp đặc biệt gây tử vong này. Ngay cả khi dùng một mình, erythromycin tiêm tĩnh mạch cũng có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim. Không nên tiêm thuốc ồ ạt cả liều, mà phải truyền nhỏ giọt tĩnh mạch, liên tục hoặc phân đoạn, thời gian cho thuốc mỗi lần truyền tối thiểu phải là 60 phút.

-Phenothiazin.
Phân tích: Với một số thuốc an thần kinh dẫn chất của các phenothiazin có sự cộng hợp các tác dụng không mong muốn, biểu hiện bằng nguy cơ các tác dụng ngoài tháp nặng lên. Hơn nữa, tăng nguy cơ rối loạn nhịp thất, nhất là xoắn đỉnh, do hiệp đồng các tác dụng điện sinh lý, chỉ được mô tả riêng cho sultoprid.
Xử lý: Không nên phối hợp. Thay đổi chiến lược điều trị. Xin nói rõ là, trong nhóm benzamid, chỉ có sultoprid có thể tăng thêm các nguy cơ xuất hiện xoắn đỉnh.

-Sparfloxacin.
Phân tích: Tăng nguy cơ xoắn đỉnh, đôi khi tiến triển thành rung thất, gây tử vong.
Xử lý: Không nên phối hợp. Hoặc chọn một fluoroquinolon khác, hoặc một thuốc khác tuỳ theo mục tiêu điều trị. Nếu nhất thiết phải phối hợp, bắt buộc phải theo dõi lâm sàng và điện tâm đồ.

-Thuốc kháng cholinergic.
Phân tích: Dùng đồng thời các thuốc này (nhất là với metoclopramid) có thể dẫn đến đối kháng tác dụng trên nhu động ruột.
Xử lý: Nên tránh phối hợp này vì nguy cơ điều trị thất bại.

-Thuốc kháng histamin, kháng H1 không an thần.
Phân tích: Tương tác chỉ được mô tả với astemizol, terfenadin. Tăng nguy cơ xuất hiện xoắn đỉnh, đôi khi tiến triển thành rung thất gây tử vong.
Xử lý: Chống chỉ định phối hợp, nên chọn một kháng histamin không an thần không gây xoắn đỉnh (cetirizin, loratadin).

-Thuốc ức chế MAO typ B.
Phân tích: Thuốc ức chế đặc hiệu monoamin oxydase typ B kéo dài tác dụng của levodopa, nên thường được phối hợp với thuốc này. Do đó, tương tác giống như tương tác của levodopa. Sự phối hợp levodopa với một số thuốc có những tác dụng đối kháng dopaminergic có thể dẫn đến những tác dụng đối kháng.
Xử lý: Chống chỉ định phối hợp này, trừ khi tìm kiếm một đối kháng dược lý, sự tìm kiếm này phải được thực hiện tại cơ sở chuyên khoa.
  • Cân nhắc nguy cơ/ lợi ích: Mức độ 3.

-Corticoid-khoáng; furosemid hoặc thuốc tương tự; glucocorticoid; tetracosactid; thuốc lợi niệu thải kali.
Phân tích: Tăng nguy cơ xoắn đỉnh khi phối hợp với sultoprid, thuốc duy nhất trong nhóm benzamid. Hạ kali máu, nhịp tim chậm và khoảng QT dài có từ trước (chỉ thấy trên điện tâm đồ) là những yếu tố thuận lợi cho xuất hiện xoắn đỉnh.
Xử lý: Không nên phối hợp. Nếu nhất thiết phải phối hợp, phải thường xuyên theo dõi khoảng QT và kiểm tra đều đặn kali máu.
Đọc thêm »

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
Cùng Học Y © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top